Loại hình lắp ghép xuất hiện phổ biến ở các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Úc,..và bắt đầu đang có dấu hiệu là xu hướng chủ yếu tại Việt Nam. Vậy kiểu nhà lắp ghép này là gì? Ưu và nhược điểm ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kiến trúc nhà ở này.
1. Nhà lắp ghép là gì? Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép
Khái niệm: Nhà lắp ghép là loại hình được lắp ghép từ những bộ phận riêng lẻ rừ kết cấu, phụ kiện như cột, dầm, tường, mái, cửa sổ,.. đều được tính toán chính xác và đưa vào nhà máy theo từng môđun. Sau khi đã hoàn thiện những bộ phận trên, sẽ đưa ra công trường và tiến hành lắp ghép, kết nối với nhau bằng vít và bu lông.
Kiểu nhà này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa phổ biến ở những công trình mang phong cách riếng như resort, nhà kho, siêu thị, nhà hàng, quán karaoke, mang đến thẩm mỹ và sự mới lạ đối với những loại hình kiến trúc thông thường.
Cấu tạo của nhà lắp ghép
Để đảm bảo nhà lắp ghép có tuổi thọ cao nhất cũng như quá trình lắp ghép đúng kỹ thuật và mang lại sự an toàn cho người ở, quá trình thi công phải đúng chuẩn cấu tạo dưới đây:
+ Hệ thống khung cột, kèo, xà gỗ phải chắc chắn, vật liệu thường xuyên sử dụng là thép CT3 và vật liệu U, cùng hộp mạ kẽm để đảm bảo chất lượng khi sử dụng;
+ Hệ thống tấm che và tấm vạch ngăn: Hai loại này được làm từ các loại tôn chất lượng cao 2 mặt, ở giữa sẽ có các lớp xốp hoặc lớp nhựa PU, tăng cường khả năng cách nhiệt và cách âm, đạt tiêu chuẩn từ 50mm đến 100mm;
+ Hệ thống tôn lợp mái làm từ vật liêu tôn chống sét chất lượng cao, với độ dày từ 50mm – 100mm;
+ Hệ thống chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người dùng, giúp nâng cao độ an toàn khi sử dụng. Giằng chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình trong trường hợp bị gió lốc hoặc bão, gia chủ có thể yên tâm về tình trạng tốc mái cũng như những ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết;
+ Hệ thống cửa ra vào và cửa sổ làm từ nhôn kính hoặc vật liệu thép. Nhiều người còn sử dụng cửa Panel để thay thế chất liệu nhôm kính để tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng;
+ Hệ thống máng nước: Nên lắp đặt gần với khu vực tầng mái để dẫn nước ra bên ngoài, đảm bảo ngôi nhà luôn khô thoáng và không bị ẩm ướt khi ở bên trong.
Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép
Ưu điểm
+ Thời gian thi công nhanh: Không tốn quá nhiều thời gian trong việc thi công móng, tường,.. mất khoảng từ 3 tháng đến 1 năm, thì với loại hình nhà lắp ghép chỉ dao động từ 2 – 8 tuần tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của gia chủ.
+ Chi phí xây dựng vừa phải: Theo tính toán, một ngôi nhà lắp ghép sẽ tiết kiệm được 30%/m2 so với những loại hình nhà ở thông thường. Do thời gian thi công ngắn nên vừa tiết kiệm nhân công, giảm thiểu phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng, nhưng vẫn đảm bảo công năng và độ chắc chắn khi sử dụng
+ Tính ứng dụng cao: Móng nhà của nhà lăp ghép khá đơn giản, vì vậy có thể xây dựng ở trên bất cứ địa hình nào như bê tông, nền đất,.. Đồng thời quy trình thi công nhà lắp ghép cũng không quá phức tạp, vì vậy mất không quá nhiều thời gian để dựng nên loại hình này.
+ Bảo vệ môi trường: So với nhà truyền thống, nhà lắp ghép có thể tận dụng lại đồ tái chế và giảm thiểu hoàn toàn rác thải, vì vậy đây là loại hình nhà ở khá thân thiện với môi trường.
+ Dễ dàng nâng cấp và di chuyển: Loại hình này được lắp ghép, đồng thời kết cấu khá nhỏ gọn. Nếu cần di chuyển thì bãn chỉ cần tháo ra di chuyển đến nơi khác, cách lắp ghép lại cũng khá đơn giản. Vì vậy, loại hình này phù hợp với những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng của thời tiết.
+ Độ bền cao: Không được tạo nên từ xi măng, đá, cát như nhà ở thông thường, nhà lắp ghép được dựng nên tư các tấm bê tông nhẹ hya panel với độ bền được so sánh không thu gì bê tông cốt thep thường sử dụng.
+ Tính thẩm mỹ cao: Với loại hình này, chính bạn có thể thiết kế ngôi nhà theo phong cách và ý thích của mình, đồng thời cũng đảm bảo đúng công năng sử dụng của bạn. Nhiều phong cách thường thấy ở loại hình này như phong cách trẻ trung, hiện đại, mộc mạc theo sở thích của bản thân,..
Nhược điểm
+ Nhà lắp ghép sử dụng máy móc là chủ yếu, vì vậy nếu chọn địa hình để dựng nhà thì nên ưu tiên những khu vực rộng rãi, dễ di chuyển, dễ thao tác và lắp ghép
+ Tuổi thọ của nhà lắp ghép thua xa với kiểu nhà ở truyền thống do về kết cấu cũng như vật liệu đều có phần đơn giản hơn.
2. Quy trình xây nhà lắp ghép chuẩn nhất
+ Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế
Bạn nên lên ý tưởng thiết kế về phong cách, kiến trúc, công năng sử dụng,. như vậy sẽ dễ dàng và rõ ràng hơn trong quá trình thi công và kiến trúc sư
+ Bước 2: Thiết kế chi tiết không gian
Sau khi đã có ý tưởng, bạn nên có bản vẽ chi tiết để lên kế hoạch xây dựng cũng như nội thất của ngôi nhà. Phải đảm bảo giữa công năng sử dụng và tính thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà.
+ Bước 3: Lên danh sách vật liệu tương ứng và dự trù kinh phí
Đối chiếu với những vật liệu xây dựng cho từng bộ phận như nền móng, hệ thống điện nước, hệ thống cửa hàng, mái che,.. từ đây chọn những vật liệu phù hợp và đưa ra ngân sách dự kiến và phát sinh trong quá trình xây dựng.
+ Bước 4: Chọn nhà sản xuất
Sau khi đã có danh sách vật liệu cần thiết, tìm tới nhà sản suất uy tín để mang lại chất liệu tốt nhất cho công trình.
+ Bước 5: Chọn đơn vị thi công
Chọn nhà thầu thực hiện thông qua các tiêu chí thương hiệu – sản phẩm đã làm qua – sự chuyên nghiệp.
+ Bước 6: Hoàn thiện nội thất
Lên ý tưởng các đồ dụng nội thất của mình theo kinh phí và công năng cần sử dụng của gia chủ
+ Bước 7: Bàn giao nhà
Sau khi hoàn thiện, đơn vị chủ thầu sẽ tiến hành bàn giao nhà cho bạn. Bạn chỉ việc kiểm tra xem chất lượng và có theo kết cấu công trình như yêu cầu hay không.